Tin tức

Đẩy mạnh đầu tư công: cổ phiếu bất động sản dân cư nào hưởng lợi?

27/09/2021

Đẩy mạnh đầu tư công tập trung vào cơ sở hạ tầng giao thông theo chủ trương của Chính phủ là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ nền kinh tế, đồng thời là yếu tố chính dẫn dắt ngành bất động sản (BĐS). Nhiều doanh nghiệp đáng chú ý với quỹ đất lớn nằm ở khu vực có các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm đi qua. 

Dự án ăn theo hạ tầng, Đồng Nai lọt Top 2 quan tâm của nhà đầu tư

Chính phủ vừa trình dự kiến cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 với tổng mức vốn lên tới 2,87 triệu tỉ đồng (hay 120 tỷ USD), tăng 43% so với giai đoạn 2016-2020 (2 triệu tỷ đồng, hay 87 tỷ USD). Chủ yếu là vốn dành cho đầu tư hạ tầng giao thông ở các tỉnh thành.

Trong đó, theo tổng hợp của chứng khoán Rồng Việt, tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng các tỉnh giai đoạn 2021-2025 ở Hà Nội là 332 ngàn tỷ đồng, Hồ Chí Minh 638,5 ngàn tỷ đồng và Đồng Nai 595 ngàn tỷ đồng. 

Ở khu vực miền Nam, có thể thấy, hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm đang xây dựng/quy hoạch đều đi qua địa phận Đồng Nai, cụ thể là sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Chính vì vậy, thị trường bất động sản Đồng Nai được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Nhiều ông lớn cũng đã hiện diện sớm trên thị trường này như Novaland, DIC Corp, Đất Xanh, Nam Long… để đón đầu cơ hội từ phát triển hạ tầng. 

Nguồn: batdongsan.com. Đồng Nai lọt Top 2 sự quan tâm của nhà đầu tư.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, theo đó, yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tính đến cuối tháng 8-2021, Đồng Nai đã phê duyệt và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ cho 4.584 trường hợp với diện tích hơn 1,9 ngàn ha và tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là hơn 9.000 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ cho địa phương hơn 4.000 tỷ đồng để thực hiện đầu tư 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành gồm: dự án nâng cấp mở rộng đường tỉnh 763 và đường tỉnh 770B.

Có thể nói, sân bay Long Thành khởi công đầu năm nay góp phần tạo nên sự sôi động cho thị trường địa ốc Đồng Nai khi nhiều dự án bất động sản đổ về. Thời gian qua, với sự đầu tư từ Chính phủ, hệ thống hạ tầng giao thông của Đồng Nai khá đồng bộ, các tuyến giao thông nội tỉnh cũng được địa phương đầu tư bài bản. 

Từ hiệu ứng hạ tầng, Đồng Nai đón làn sóng đầu tư lớn, nhiều dự án được hình thành tạo nên tiền đề cho sự phát triển dài hạn. Theo giới đầu tư, các dự án bất động sản có vị trí xung quanh sân bay sẽ hưởng lợi về giá trong tương lai.

Nổi bật có thể kể đến dự án khu đô thị Gem Sky World của Tập đoàn Đất Xanh phát triển, hưởng trọn lợi thế hạ tầng cùng thiết kế đồng bộ, đã nhanh chóng tạo ấn tượng trên thị trường bất động sản khu vực vệ tinh TP.HCM. Theo đó, dự án thu hút rất nhiều khách hàng, trong đó, mức giá bán sang tay so với giá mua từ các đợt chào bán tăng khá tốt, như sản phẩm nhà phố tự xây có mức giá 18 triệu đồng/m2; đến nay sau một năm mở bán lên mức trên 30 triệu đồng/m2, tăng 70% so với giá khởi điểm.

Đồng Nai là địa phương được “hưởng lợi” nhiều nhất từ các dự án hạ tầng

Sức hút của thị trường bất động sản Đồng Nai còn đến từ lợi thế nằm gần Tp. Hồ Chí Minh với cao tốc Long Thành – Dầu Giây là nút giao thông trọng điểm nối  liền Đồng Nai và đầu tàu kinh tế của cả nước. Ngoài ra, nơi đây còn tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, là động lực thúc đẩy kinh tế và thị trường bất động sản tại Đồng Nai. Hiện có 32 khu công nghiệp đang hoạt động và trong năm 2021 có thêm 3 KCN đang hoàn tất thủ tục để thành lập và mời gọi nhà đầu tư. Dự tính, trong giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục quy hoạch để mở thêm 8 KCN mới.   

Tốc độ phát triển các khu công nghiệp, sức hút dòng vốn khi nhiều năm liền dẫn đầu thu hút vốn FDI trên cả nước đang là nhân tố chủ lực kéo theo nhu cầu về bất động sản dân dụng tại tỉnh trọng điểm phát triển khu công nghiệp như Đồng Nai – nơi tập trung hơn 2 triệu lao động và đội ngũ chuyên gia đang sinh sống. 

Hội tụ các yếu tố này, thị trường bất động sản Đồng Nai đang có nhiều động lực để phát triển.

Cổ phiếu nào hưởng lợi?

Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, nhờ tận dụng các lợi thế trên, dự án của các chủ đầu tư như NVL (Aqua City), NLG (Izumi City), DXG (Gem Sky World)… với các sản phẩm chính là đất nền, nhà phố và biệt thự tại Đồng Nai đa phần có tỷ lệ hấp thụ cao, tiềm năng tăng giá rất tốt, qua đó mang về lợi ích cho các chủ đầu tư và cả những khách hàng tham gia mua sớm để đầu tư hay an cư. Khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đây là nhóm sẽ hưởng lợi tốt. 

Trong đó, Khu đô thị vệ tinh Aqua City tại Đồng Nai của Novaland (NVL) được quan tâm với tỷ lệ hấp thụ đến 91%. Bên cạnh đó, hai dự án khác của Novaland là Nova Phan Thiết và Nova Hồ Tràm cũng được hưởng lợi từ thành công của Aqua City. Theo dự phóng của ACBS, năm 2021, doanh thu NVL vào khoảng 21.438 tỷ đồng, tăng 327% so với năm 2020 và lợi nhuận 4.393 tỷ đồng, tăng 12% nhờ bàn giao 3.800 căn chủ yếu từ Aqua City, Novahills Mũi Né, NovaWorld Phan Thiết. 

Đối với Nam Long (NLG) vừa tăng tỷ lệ sở hữu lên mức 65% dự án Waterfront (quy mô 170 ha). Dự kiến mở bán vào Q4/2021. Theo đánh giá của chuyên gia Rồng Việt, trong năm 2021, điểm nổi bật chính của NLG là kết quả bán hàng tăng trưởng ổn định. Ước tính tổng giá trị bán hàng năm 2021 đạt 9.317 tỷ đồng từ việc bán ra 2.359 sản phẩm.

Rồng Việt đưa ra mức PE và PB dự phóng năm 2021 lần lượt là 13,7 lần và 1,7 lần, tương đối hấp dẫn đối với một công ty liên tục gia tăng quỹ đất. Ước tính doanh thu và lợi nhuận năm 2021 là 4.435 tỷ đồng (+100% YoY) và 1.148 tỷ đồng (+38% YoY), chủ yếu đóng góp từ việc bàn giao dự án Akari và đánh giá lại dự án Waterfront.

 
Gem Sky World được đánh giá là dự án nổi bật tại Đồng Nai bởi tính pháp lý minh bạch, thiết kế chuẩn quốc tế và tỉ lệ hấp thụ cao

Phải kể đến dự án tại khu vực Đồng Nai của DXG được quan tâm nhất là Gem Sky World với tỷ lệ hấp thụ cao. Lợi thế của dự án này là nằm ở vị trí rất thuận lợi tại Đồng Nai, và pháp lý dự án minh bạch, đội ngũ quản lý năng động và tài chính mạnh, đặc biệt các sản phẩm được thiết kế đẹp với mức giá hợp lý.

Về dài hạn, DXG có kế hoạch phát triển các khu đô thị rải rác trên toàn quốc và hàng chục dự án đã và đang phát triển, tổng diện tích đất gần 2.300 ha tại HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. 

DXG được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2021 nhờ bàn giao các dự án Gem Sky World và Opal Boulevard và thị trường bất động sản phục hồi. Chứng khoán ACBS dự phóng doanh thu thuần của DXG năm 2021 có thể đạt 9.220 tỷ đồng, tăng 219% so với cùng kỳ, LNST 1.236 tỷ đồng. 

Đầu tháng 9, DXG được nhiều các công ty chứng khoán đánh giá tích cực và đưa ra khuyến nghị mua, với mức giá mục tiêu 28.000 đồng/cp. 


Tin tức khác

Bình Dương, tâm điểm thị trường bất động sản giai đoạn 2021-2025

Bình Dương, tâm điểm thị trường bất động sản giai đoạn 2021-2025

23/09/2021
Đây cũng là nội dung xuyên suốt và nhìn nhận chung của các khách mời trong talkshow ngày 22.09 vừa qua, được tổ chức bởi Tập đoàn Đất Xanh xoay quanh thị trường bất động sản Bình Dương. Sự kiện đã mang đến dự báo nhanh về thị trường này ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát và bức tranh bất động sản tổng thể của Bình Dương trong giai đoạn 5 năm tới. 
Tâm lý “chờ bắt đáy” có còn đúng với thị trường bất động sản dịp cuối năm?

Tâm lý “chờ bắt đáy” có còn đúng với thị trường bất động sản dịp cuối năm?

22/09/2021
Đánh trúng tâm lý của đa số nhà đầu tư hiện tại, chương trình live talkshow với chủ đề “Có nên chờ thời cơ bắt đáy mùa dịch” do Tập đoàn Đất Xanh tổ chức đã thu hút gần 2.000 lượt xem trực tuyến vào sáng Chủ nhật vừa qua, ngày 22/9. 
Chuyên gia lý giải giá trị bất động sản vẫn ổn định trong mùa dịch

Chuyên gia lý giải giá trị bất động sản vẫn ổn định trong mùa dịch

14/09/2021
Từ đầu năm đến nay, kinh tế cả nước bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Tuy nhiên lại tồn tại 1 nghịch lý là giá BĐS vẫn luôn cao sau gần 2 năm bất chấp ảnh hưởng chung của nền kinh tế.        
Vai trò dẫn đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vai trò dẫn đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

13/09/2021
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn được mệnh danh là “bát giác kim cương” gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang đã có những đóng góp đáng kể tạo nên sức bật và duy trì vị trí dẫn đầu nền kinh tế cả nước.